0983 608 638
036 364 4493

Vài nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tội phạm buôn bán tiền giả



    Thứ 1 : Nhận thức của các ổ nhóm, tổ chức : Tội phạm về tiền giả là một loại tội phạm có quá trình hình thành, phát triển với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi cao cấp hơn, phức tạp hơn, không chỉ liên quan đến các tổ chức tội phạm trong nước, mà còn liên quan đến các tổ chức tội phạm ở nước ngoài, nhưng việc sơ kết, tổng kết kinh nghiệm, đánh giá hoạt động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của tội phạm về tiền giả của các cơ quan chức năng chưa được thực hiện thường xuyên. Các lực lượng trong Ngành Công an tuy đã đạt được một số kết quả nhất định trong phòng, chống tội phạm về tiền giả, tiền siêu giả polyme nhưng do nhận thức ở mỗi đơn vị, địa phương tỉnh thành khác nhau, thậm chí, chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ tình hình và tác hại của loại tội phạm này, nên còn có những lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch phòng, chống tội phạm về tiền giả, có hiện tượng đùn đẩy hoặc né tránh trách nhiệm...
Tham khảo thông tin hướng dẫn sử dụng máy đếm tiền tổng quan cho mọi người

    Thứ 2 : Tổ chức thực hiện, các mặt công tác nghiệp vụ như điều tra cơ bản, sưu tra tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm chưa được triển khai hoặc có làm nhưng không sâu. Một số địa phương đã xác lập, điều tra một số chuyên án, nhưng chỉ là giai đoạn vận chuyển, tiêu thụ tiền giả giới hạn trong một địa phương hoặc mở rộng ra một vài địa phương khác.
   Tổ chức Công an một số địa phương, tỉnh thành giao nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm về tiền giả còn chồng chéo lên nhau, không thống nhất như phân công của Bộ Công an nên hiệu quả không cao, như có nơi giao cho cả lực lượng an ninh và lực lượng cảnh sát, có nơi giao lực lượng an ninh kinh tế chủ trì thường trực trong công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm về tiền giả, các lực lượng khác có trách nhiệm phối hợp nhưng một số địa phương khác lại giao cho lực lượng cảnh sát. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong Ngành Công an Việt Nam cũng như việc áp dụng và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động của lực lượng công an như biện pháp quần chúng, hành chính, trinh sát, điều tra... còn nhiều hạn chế, nhất là chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời, công tác phối hợp đấu tranh chưa chặt chẽ, đã phần nào ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ huy và tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về tiền giả trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
   Song song đó, theo quy định của khoản của 3 Điều thứ 8 Bộ luật Hình sự và của khoản 1 Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì cơ quan điều tra cấp tỉnh chỉ điều tra các vụ án có mức án từ 15 năm trở lên. Với các khung hình phạt của tội phạm về tiền giả, thẩm quyền điều tra thuộc cả cơ quan điều tra cấp tỉnh và cảnh sát điều tra cấp quận huyện. Từ ngày 01-10-2004, thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Công an một số địa phương đã giao điều tra các vụ án tiền giả cho cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh. Nhưng trên thực tế, cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh không phải cấp trên của cảnh sát điều tra cấp huyện. Do vậy, việc phối hợp chưa thực sự nhịp nhàng, gây ra nhiều khó khăn, trùng dẫm trong công tác chỉ đạo, tổ chức điều tra, theo dõi thống kê, đánh giá tình hình tội phạm…, thậm chí làm hạn chế ý chí tấn công tội phạm, vì cảnh sát điều tra cấp huyện chỉ điều tra các vụ án có mức án từ 15 năm trở xuống.
    Mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng công an với các ngành chức năng như đơn vị Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, viện kiểm sát, Toà án cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số ngân hàng, kho bạc khi phát hiện tiền giả còn lúng túng chưa có hướng xử lý, chỉ dừng ở mức thu giữ mà không thông báo kịp thời cho cơ quan công an để điều tra truy tìm làm rõ tổ chức tội phạm, làm rõ đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây tội phạm...
 
    Thứ 3 : Phía pháp luật, một số văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tội phạm về tiền giả chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Do tội phạm làm tiền giả chủ yếu ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, đầu mối cung cấp tiền giả thường là người nước ngoài, nên việc triển khai các biện pháp để phát hiện, làm rõ và xử lý các đối tượng làm tiền Việt Nam đồng giả bên ngoài lãnh thổ Việt Nam là cực kỳ khó khăn. Chỉ tính riêng việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm làm tiền giả ở nước ngoài, Công an các địa phương cũng chưa được hướng dẫn cụ thể, điển hình là : (i) Theo quy định của khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự: “ Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia ”. Liên quan đến vấn đề này, Điều 340 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “ Trong trường hợp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế ”; (ii) Về hoạt động tương trợ tư pháp, theo Điều 341 Bộ luật Tố tụng hình sự: “ Khi thực hiện tương trợ tư pháp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam áp dụng những quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và quy định của Bộ luật này ”; (iii) Theo hướng dẫn liên ngành về điều tra các vụ án tiền giả cũng nêu: “ Đối với vụ án có bị can, bị cáo là người nước ngoài hoặc có sự móc nối với người nước ngoài, thì cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương phải báo cáo các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương để có sự hướng dẫn áp dụng pháp luật cho thống nhất ”...
    Việc phát hiện bắt giữ các vụ án về tiền giả do phải truy xét “ nóng ”, mất rất nhiều công sức. Thêm vào đó chưa có sự hướng dẫn cụ thể về các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, các nước đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, những trường hợp cụ thể áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”… làm cho các hoạt động điều tra ở địa phương đối với án tiền giả nói chung không tránh khỏi lúng túng, phá án làm tiền giả vì vậy gần như chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó, tình hình tiền giả ở Việt Nam chủ yếu được làm ( sản xuất ) từ nước ngoài, cho nên muốn phòng, chống tội phạm về tiền giả có hiệu quả thì cần phải có sự hợp tác quốc tế, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của các quốc gia ( nhất là các quốc gia có chung đường biên giớ i). Nhưng thực tế cho thấy, khi có yêu cầu phối hợp điều tra, xử lý tội phạm về tiền giả thì có quốc gia thường né tránh.

    Tội phạm tiền giả, tiền siêu giả polyme, cotton tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả ( sau đây gọi tắt là “tội phạm về tiền giả” ) là loại tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tính chất mức độ của nó gây ra không những ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước ta, trực tiếp phá hoại nền kinh tế của đất nước mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Trong thời gian vừa qua, do có lợi nhuận siêu cao, dễ thực hiện nên loại tội phạm này không ngừng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng hơn gây không ít khó khăn cho công tác phòng chống tội phạm này. Tội phạm về tiền giả không chỉ xảy ra ở khu vực thành phố, thị xã, mà bọn tội phạm còn lợi dụng các địa bàn như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, các chợ buôn bán tiền ở vùng biên giới để thực hiện tội phạm. Đặc biệt, bọn tội phạm đã lợi dụng một số người không có công việc làm, những người nghèo, người già, trẻ em tham gia vào hoạt động phạm tội để kiếm sống làm cho tình hình tội phạm về tiền giả diễn biến ngày càng phức tạp. Và khi đó, quan hệ phối hợp phòng, chống tội phạm về tiền giả giữa các quốc gia còn nhiều hạn chế, bất cập, cho nên cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này sẽ gặp nhiều khó khăn.
   Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả thể hiện: Về khách thể, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả xâm phạm quyền quản lý tài chính của Nhà nước thông qua việc phát hành tiền giả. Mặt khách quan của tội phạm, làm tiền giả là hành vi làm tiền giống tiền thật nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng để đưa ra thị trường lưu hành. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi thực hiện hành vi trên. Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16,17 tuổi ( khoản 1 ) hoặc từ 14 tuổi trở lên ( khoản 2 & 3 ) có năng lực trách nhiệm hình sự. Về mặt chủ quan, tội phạm được thực hiện do cố ý. Người phạm tội biết hành vi làm tiền giả của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Về hình phạt, ngoài ba khung hình phạt, có thể kèm theo hình phạt bổ sung được quy định tại điều luật.
Xem thêm về các dòng máy đếm tiền giá rẻ của công ty thiết bị ngân hàng
 
    Đặc điểm của các vụ án làm tiền giả là loại án truy xét, có vật chứng và phổ biến phát hiện ở khâu lưu hành. Khi đó, tàng trữ, lưu hành tiền giả là loại án thường liên quan tới nhiều tỉnh thành trong cả nước và có liên quan đến nước ngoài. Qua khảo sát sơ bộ các vụ án làm tiền giả, chưa phát hiện vụ án nào làm tiền giả ở trong nước. Hầu hết các đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả đều khai nhận nguồn gốc tiền giả được đưa từ Trung Quốc, Đài Loan, 1 số nước EU xâm nhập vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là cửa khẩu Cao Bằng, Tân Thanh Lạng Sơn ). Tuy nhiên, đa phần các vụ án chỉ làm rõ được mảng trong nước, còn mảng ở nước ngoài chưa tiến hành được. Để tránh sự phát hiện của Công an Việt Nam, các đối tượng làm tiền giả có nhiều thủ đoạn đối phó rất tinh vi và thường không trực tiếp thực hiện tội phạm. Chúng mua bán, giao nhận tiền giả theo phương thức một người với một người, chủ yếu sử dụng điện thoại di động để liên lạc, hạn chế gặp mặt nên không biết nhau. Những đặc điểm này càng gây khó khăn cho công tác truy bắt đối tượng làm tiền giả, nhất là khi chúng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Thêm vào đó, việc kiểm soát của các lực lượng tại cửa khẩu chưa thật chặt chẽ, nên tiền giả đưa về Việt Nam vẫn có chiều hướng gia tăng. Cùng đấu tranh bên Bộ Công An còn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ như Công ty Cổ Phần Thiết Bị Ngân Hàng & Máy Văn Phòng Hà Nội vẫn luôn luôn không ngừng cập nhật, update và cải tiến chức năng cũng như công nghệ của các dòng sản phẩm may dem tien phát hiện tiền giả và siêu giả nhằm phục vụ người dân, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp Việt Nam tránh thất thoát tài chính.