0983 608 638
036 364 4493

Các ứng dụng hữu ích của Mã Vạch


Các doanh nghiệp đã và đang sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao, được thị trường chấp nhận. Các Doanh nghiệp muốn được cấp một “ Barcode ” cho hàng hoá của mình dễ dàng vào các siêu thị, xâm nhập vào thị trường khu vực và thị trường thế giới có yêu cầu cao về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, đồng thời góp phần bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu của mình. Câu trả lời chính là mã vạch ( Barcode ) ...


Lợi ích từ mã vạch Barcode

 

1. Mã số và mã vạch của hàng hóa :

 

- Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hóa.

 
 

quan ly logitic shiper bang ma vạch

 
 

- Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần: mã số của hàng hóa và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.

 

- Mã số của hàng hóa là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Mã số hàng hóa là "thẻ căn cước" của hàng hóa, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.

 

- Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế ( EAN lnternational ) cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này.

 
 

quản lý kho bãi bằng mã vạch

 
 

000 - 019 GS1 Mỹ ( United States ) USA

 

020 - 029 Phân phối giới hạn ( Restricted distribution ) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ ( MO defined, usually for internal use ) 

 

030 - 039 GS1 Mỹ ( United States ) 

 

040 - 049 Phân phối giới hạn ( Restricted distribution ) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ ( MO defined, usually for internal use ) 

 

050 - 059 Coupons 

 

060 - 139 GS1 Mỹ ( United States ) 

 

200 - 299 029 Phân phối giới hạn ( Restricted distribution ) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ ( MO defined, usually for internal use ) 

 

300 - 379 GS1 Pháp ( France ) mã vạch sản phẩm của Pháp

 

387 GS1 BIH ( Bosnia-Herzegovina ) 

 

400 - 440 GS1 Đức ( Germany )

 

460 - 469 GS1 Liên bang Nga ( Russia : 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467, 468, 469)

 

471 GS1 Đài Loan ( Taiwan )

 

500 - 509 GS1 Anh Quốc - Vương Quốc Anh ( UK ) 

 

540 - 549 GS1 Bỉ và Lúc xăm bua ( Belgium & Luxembourg : 540, 541, 542, 543, 544, 545, 546,547, 548, 549 ) 

 

570 - 579 GS1 Đan Mạch ( Denmark : 570, 571, 572, 573, 574, 575, 576, 577, 578, 579 ) 

 

690 - 695 GS1 Trung Quốc ( China : 690, 691, 692, 693, 694, 695) là đầu số mã vạch hàng trung quốc

 

760 - 769 GS1 Thụy Sĩ ( Switzerland )

 

859 GS1 Cộng hòa Séc ( Czech )  

 

880 GS1 Hàn Quốc ( South Korea )

 

888 GS1 Sing ga po ( Singapore ) 

 

890 GS1 Ấn Độ ( India ) 

 

893 GS1 Việt Nam ( thuộc Châu Á )

 

900 - 919 GS1 Áo ( Austria )

 

930 - 939 GS1 Úc ( Australia ) 

 

940 - 949 GS1 New Zealand 

 

955 GS1 Malaysia 

 

958 GS1 Macau 

 


 

2. Lợi ích của việc áp dụng mã vạch trong sản xuất hàng hoá :

 

+ Góp phần bảo vệ thương hiệu thông qua nhãn mã vạch.

 

+ Kiểm soát tiến độ sản xuất một cách trực tuyến ( ngay lập tức ).

 

+ Tăng năng suất: nhanh chóng nhập, xuất kho tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng.

 

+ Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán bằng máy quét mã vạch.

 

+ Chính xác: nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loại hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.

 

+ Thuận tiện trong việc thực hiện các dịch vụ sau bán hàng : Chăm sóc khách hàng, giải quyết phàn nàn, bảo hành sản phẩm.

 

+ Việc sử dụng mã vạch cho sản phẩm còn góp phần nâng cao hình ảnh sản phẩm trong nhận thức của khách hàng v.v.

 

​- Sử dụng Mã vạch trong sản xuất, kinh doanh là một xu hướng tất yếu trong nền sản xuất công nghiệp, nhất là đối với các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang trên con đường hội nhập quốc tế và xâm nhập thị trường Thế giới. Do vậy, Mã vạch đặc biệt cần thiết cho các Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

 


 

3. Quản lý bán hàng

 

-  Phân hệ bán hàng

 

+ Theo dõi doanh số theo nhiều tiêu chí

 

+ Tính toán lãi gộp Công ty , Bộ Phận

 

+ So sánh các chỉ tiêu kinh doanh kỳ này, kỳ trước, nhiều kỳ

 


 

- Phân hệ quản lý khách hàng

 

+ Tăng giảm doanh số, xu thế

 

+ Quá trình lịch sử thanh toán

 

+ Thông tin cá nhân, thông tin quan trọng cần ghi nhớ, nhắc lịch tiếp xúc KH3. Quản lý hàng bảo hành

 


 

- Theo vết hàng bán ra, hàng bảo hành

 

+ Loại trừ 100% khả năng nhầm lẫn trong việc nhập trả hàng bảo hành

 

+ Phòng xét nghiệm

 

+ Dán nhãn ống nghiệm/ mẫu xét nghiệm

 

+ Mã số bệnh nhân

 

+ Hồ sơ / phim bệnh nhân

 
 

Lợi ích

 

→ Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận

 

→ Tăng tính cạnh tranh trên thị trường nhờ đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng & giá thành sản phầm thấp

 

→ Chủ động được nguồn vốn nhờ tồn kho thấp

 

→ Hệ thống mã vạch xác định chính xác và nhanh chóng mã xếp giá cũng như các mã hiệu khác nhau của ấn phẩm , tăng tốc độ của nghiệp vụ quản lý ấn phẩm, nghiệp vụ mượn trả.

 

→ Với sự tích hợp và hỗ trợ chặt chẽ trong hệ thống quản lý nghiệp vụ, mã vạch cho phép giảm các thao tác nhập số liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong các hoạt động nghiệp vụ.

 


 

4. Giải pháp thanh toán

 

Hiện giờ có khá nhiều ngân hàng đang dần chuyển đổi qua việc thanh toàn bằng Qrcode (Denso là công ty đầu tiên phát minh ra mã Qrcode/2D, khác với mã vạch 1D chúng ta thường thấy, mã 2D với cấu tạo hình vuông được kết nối từ vô số hình vuông nhỏ khác, có thể chứa được 7000 ký tự là số và gần 4000 ký tự là chữ). Khách hàng chỉ việc quét mã ở nơi có wifi hoặc mạng kết nối giúp truyền tín hiệu về ngân hàng chủ, tự động phần mềm tại ngân hàng sẽ giúp thanh toán nay tức thời. Chính vì sự tiện lợi này đã mang đến một sự thay đổi cấu trúc trong ngành bán lẻ, dự đoán ngành bán lẻ truyền thống sẽ dần nhường lại ngôi vị đầu bảng cho ngành bán lẻ điện tử như VoSo, ShopVnxpress, Lotte, Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, Adayroi,…

 
 

thanh toan bang cach sử dụng mã QR

 
 

Đi đầu trong công cuộc thanh toán bằng Qrcode là Ấn Độ với dự án IndiaQR - ứng dụng này giúp hỗ trợ người dân không cần dùng tiền mặt nhưng vẫn có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi từ đi chợ cho đến siêu thị, từ trung tâm mua sắm đến cửa hàng nhỏ chỉ cần 1 lần quét qua điện thoại. Ví dụ điển hình thứ 2 là tại Hàn Quốc, khách hàng chỉ cần quét mã Qrcode trên các tấm áp phích quảng cáo ở trạm xe bus, tàu điện ngầm, biển thông báo, màn hình máy tính, ... là hàng hóa sẽ được thanh toán và giao tận nhà.